Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

HÃY CẢNH GIÁC TRƯỚC THÔNG TIN PHẢN ĐỘNG TRÊN MẠNG INTERNET


         Hiện nay, trên các trang mạng xã hội đã là một công cụ truyền thông, nó phát triển rất nhanh và mạnh mẽ; vì vậy mà có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như: face book, Instagram, Zingme, blog, Twitter… với hàng triệu người tham gia trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nó đã thực sự là “cầu nối” đưa con người xích lại gần nhau hơn.

          Một thực tế là, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã hội đem lại trong đời sống hiện tại của chúng ta, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên trong thế giới ảo đó cần có sự tỉnh táo, chọn lọc, và phải có một cái đầu lạnh trước âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Bên cạnh đó việc quản lý chặt chẽ các mạng xã hội, truyền thông xã hội là một việc cần làm ngay của các cơ quan chức năng.
          Với tác dụng của mạng internet đang làm xóa nhòa khoảng cách địa lý của các quốc gia và các châu lục; những động thái dù nhỏ nhất của một quốc gia, thâm chí của một cá nhân cũng ngay lập tức được cập nhật trên các trang báo, trang mạng xã hội. Và lợi dụng điều này, các tờ báo, các trang tin phản động liên tục cập nhật thông tin về những mặt còn tồn tại trong xã hội, từ đó xuyên tạc “nhào nặn” thông tin với mục đích phá hoại rồi tung lên các trang mạng xã hội. Lợi dụng sự phát triển của các trang mạng trên internet, sự cả tin của một số người, tâm lý đám đông của những người sử dụng mạng xã hội, các trang báo, trang tin đã liên tục đổi mới phương thức hoạt động. Dùng các trang mạng để đăng tải bài viết đưa thông tin thật giả lẫn lộn, nhằm tạo ra sự hoài nghi và kích động người sử dụng mạng xã hội. Đó là chiêu trò mà các thế lực thù địch sử dụng để đẩy mạnh quá trình “Tự diễn biến” “Tự chuyển hóa” ở Việt Nam.
          Luận điệu chống phá Cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch hiện nay trên các trang mạng xã hội cũng không có gì mới. Chúng tuyên truyền, xuyên tạc về đường lối, quan điểm, cương lĩnh, nền tảng tư tưởng của Đảng, nhất là những vấn đề về “dân chủ” “nhân quyền” “dân tộc” “tôn giáo”, “đất đai”, “tham nhũng”…Đưa thông tin sai sự thật làm cho người tham gia mạng xã hội có góc nhìn sai lệnh về những gì đang diễn ra, từ đó tạo hoài nghi, giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng bằng cách đưa thông tin một chiều về các vấn đề tiêu cực, tệ nạn xã hội, tham nhũng lãng phí…Lấy các hiện tượng đó quy kết thành bản chất, rồi thổi phồng thành những “sai lầm cố hữu” nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý của những người tham gia mạng xã hội.
          Chúng thường xuyên cắt ghép, bôi nhọ lịch sử dân tộc và nói xấu Đảng để làm lệch lạc nhận thức của người đọc nói chung và giới trẻ nói riêng. Đây là một trong những thủ đoạn nguy hiểm bằng cách cắt ghép và xuyên tạc lịch sử, sự kiện theo một logic chủ quan đã định trước.
          Với thủ đoạn đó, bài viết: “Hèn với giặc - ác với dân” của Ng.Dân (Danlambao) đã thể hiện rõ bản chất xuyên tạc sự thật, làm sai lệch lịch sử nước ta và chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam XHCN.
          Có thể thấy rõ việc tung ra những thông tin sai trái, bóp méo sự thật, không chỉ xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà dựa vào đó để bôi nhọ sự thật, hạ thấp uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta, gây nhiễu loạn thông tin, tạo sự phân tâm trong xã hội, gieo rắc sự hoài nghi, bi quan chán nản, thất vọng, thậm chí mất phương hướng, mơ hồ về chính trị của nhân dân.
          Cách thức hoạt động chống phá của các tổ chức phản động còn thể hiện ở trình độ “ngụy trang” rất khéo léo. Hàng loạt cây viết ngày đêm đã theo dõi những diễn biến, động thái nhỏ nhất tại Việt Nam, tìm ra những sơ hở hay những điểm còn tồn tại trong quá trình phát triển đất nước, từ đó xuyên tạc, bóp méo thông tin, làm cho một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, quần chúng, nhân dân hoang mang. Chính vì vậy mà đối với mỗi người đọc cần tỉnh táo trước mỗi bài viết của các trang mạng không chính thống.
          Trong Quân đội, được các thế lực thù địch coi là một trọng điểm để chống phá. Vì vậy lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị cần tăng cường công tác kiểm tra, chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ việc sử dụng internet, mạng xã hội của cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị mình. Thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bí mật quân sự, bí mật quốc gia. Đồng thời tăng cường, nâng cao sức “đề kháng” cho mỗi cán bộ, chiến sĩ trước thông tin xấu, độc trên mạng Internet. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, cơ quan chính trị và chỉ huy các cấp phải nhanh nhạy nắm bắt thông tin và định hướng thông tin cho cán bộ, chiến sĩ ở cơ quan, đơn vị mình. Chủ động phân tích, vạch trần những luận điệu sai trái, xuyên tạc, từ đó tìm biện pháp định hướng cho cán bộ, chiến sĩ học tập nghiên cứu, truy cập các trang báo điện tử, những thông tin chính thống, không bị nhiễm từ tư tưởng, thông tin xuyên tạc, bịa đặt.

                                                                 Tâm Nguyễn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét