Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

Đấu tranh, ngăn chặn thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch trên mạng xã hội



            Những năm gần đây, bên cạnh những tiện ích mà Internet mang lại, mặt trái của thành tựu công nghệ này đã gây ra những tiêu cực mà không quốc gia nào tránh khỏi, nhất là vấn đề “an ninh và an toàn mạng”; về chính trị đây là môi trường màu mỡ cho các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
            Đối với cách mạng nước ta, các thế lực thù địch từ bên ngoài đã lập ra rất nhiều trang mạng, tài khoản, fanpage… để đăng tải những thông tin xuyên tạc, bịa đặt về tình hình chính trị ở Việt Nam.
            Để nâng cao hiệu quả đấu tranh, ngăn chặn hoạt động của các thế lực thù địch lợi dụng mạng xã hội chống phá cách mạng Việt Nam, thời gian tới, cần tập trung thực hiện tốt một số biện pháp chủ yếu sau:

            Một là, tăng cường quản lý nhà nước về an ninh quốc gia đối với mạng xã hội.
Quản lý, nắm chắc việc sử dụng mạng xã hội của các cơ quan, đơn vị; kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở, xử lý, ngăn chặn những hành vi tán phát thông tin, hình ảnh… có nội dung tiêu cực, phản cảm và các biểu hiện lơ là, mất cảnh giác của viên chức, tạo sự “miễn dịch” cho mọi người trước các tác động của mặt trái, tiêu cực trên mạng xã hội.
            Hai là, chủ động nắm tình hình, phát hiện sớm hoạt động chống phá của các đối tượng để đấu tranh ngăn chặn. Công tác nắm tình hình cần tập trung vào những vấn đề cụ thể, như: phát hiện các trang website, blog, “diễn đàn” thường xuyên đăng tải những nội dung xấu, độc; âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng, kịp thời nhận diện những phương thức, thủ đoạn mới; phát hiện cá nhân, tổ chức sở hữu, quản lý, điều hành các trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải các bài viết, hình ảnh, video tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước ta; phát hiện những bất cập, hạn chế của các biện pháp, công tác nghiệp vụ đã và đang được triển khai... 
            Ba là, chủ động ngăn chặn việc truy cập vào các trang mạng xã hội được các thế lực thù địch sử dụng vào hoạt động tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.  
            Bốn là, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh phản bác luận điệu tuyên truyền chống phá của các thế lực thù địch trên mạng xã hội.
            Năm là, thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ làm cơ sở cho việc đấu tranh, xử lý đối tượng khi cần thiết. Để làm tốt việc này, lực lượng Công an nhân dân phải chú ý thu thập, củng cố tài liệu, chứng cứ phản ánh hành vi phạm tội của đối tượng, phong tỏa thông tin... nhằm phục vụ có hiệu quả công tác đấu tranh, xét xử đối tượng trước pháp luật. Bên cạnh đó, cần cân nhắc thận trọng việc lựa chọn thời điểm tiến hành, tội danh áp dụng, không để những sơ hở, thiếu sót cho các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo Việt Nam “vi phạm nhân quyền”, tạo cớ can thiệp vào quá trình điều tra, xử lý đối tượng. Khi cần thiết, phải công khai vạch trần bản chất, hoạt động vi phạm pháp luật của đối tượng và biện pháp xử lý của lực lượng chức năng để hướng dư luận đồng tình, ủng hộ.
                         Duy Văn


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét