Đại
dịch covid-19 xuất phát từ thành phố Vũ Hán- Trung Quốc đã lan rộng trên 200
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới; với hơn 110.000 người tử vong và
hàng tỉ người phải ở nhà cách ly.
(Linh mục Nguyễn Xuân Hóa, vẫn ngang nhiên thực hiện các nghi lễ)
Dịch bệnh đang từng ngày đe dọa đến tính mạng
của người dân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động chính trị, nền kinh tế…
của toàn cầu. Với Việt Nam chúng ta không phải là ngoại lệ; nhận thức được sự
nguy hiểm của dịch bệnh này, ngay từ lúc dịch bệnh xảy ra, từ Bộ Chính trị, Ban
Bí thư Trung ương Đảng, tới Quốc hội, Chính phủ đều coi chống dịch Covid-19 là
nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, “chống dịch như chống giặc” và huy động cả hệ
thống chính trị vào cuộc. Từ ngày 27-1 (mồng 3 Tết Canh Tý), Thủ tướng Chính
phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp phòng, chống dịch với tuyên bố sẵn
sàng hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất sức khỏe và tính mạng của nhân
dân. Những phương án hành động phòng, chống dịch đã ngay lập tức được thực hiện
quyết liệt, đã sớm mang lại sự yên tâm cho người dân. Trước tình hình dịch bệnh
ngày càng diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng trong cộng đồng, Thủ tướng
chính phủ đã ra chỉ thị số 16 thực hiện cách ly toàn xã hội (giãn cách xã hội)
từ 0 giờ ngày 01/ 4 đến hết ngày 15/ 4 nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Hầu
hết đại đa số nhân dân đều chấp hành nghiêm chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ,
chỉ ra biện pháp trong
các trường hợp cần thiết và đã đem lại những kết quả tích cực khi số ca nhiễm
trong những ngày vừa qua tăng lên rất ít, thậm chí có nhiều ngày không tăng
thêm ca mới nào.
Tuy nhiên, trong xã hội
vẫn còn những cá nhân nhận thức còn yếu kém, chấp hành không nghiêm chỉ thị của
Thủ tướng, có hành động chống đối người thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm với
xã hội. Mặc dù đã được tuyên truyền, nhắc nhở nhiều lần về việc chấp hành lệnh
cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ; biết bao văn bản của
tỉnh, huyện khuyến cáo của cấp chính quyền, Bộ Y tế về việc chấp hành nghiêm
việc tụ tập đông người, hạn chế đi lại khi không cần thiết trong tình hình dịch
Covid-19. Tuy nhiên, ý thức là thứ xa xỉ đối với linh mục Nguyễn Xuân Hóa, quản
xứ Tràng Đình, sáng ngày 05/4/2020, linh mục Nguyễn Xuân Hoá, xã Yên Lộc, huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh vẫn bất chấp rung chuông tổ chức lễ với đông giáo dân
tham gia, thể hiện sự bất pháp của ông ta khi hiên ngang thực hiện các nghi lễ
với đông giáo dân.
Chúng ta đã chứng kiến
biết bao bài học từ sự vô ý thức của một con người như bệnh nhân số 17, 34... Ở
Hàn Quốc do Thiên địa giáo tổ chức tụ tập nên dịch ở Hàn Quốc mới bùng phát tới
mức khó kiểm soát. Châu Âu phải đóng cửa các nhà thờ vì đó là nguồn cơn bùng
phát sự lây lan của dịch bệnh.... những bài học đắt giá cho sự vô ý thức, sống
thách thức pháp luật nó hiện diện rất rõ trước mắt chúng ta. Trong tình hình
dịch đang chuyển biến phức tạp, chuyển vào giai đoạn mất dấu F0 thì những buổi
lễ như thế này là nguy cơ rất lớn để tán phát bệnh ra ngoài. Nhưng Nguyễn Xuân
Hóa Vẫn không thèm đoái hoài, để ngoài tai những khuyến cáo của chính quyền, Bộ
y tế để phòng chống dịch, ngang nhiên thách thức pháp luật, quy định xã hội.
Trong khi toàn Đảng, toàn dân đang ra sức, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh. Trong
cuộc chiến chống chọi với dịch bệnh, biết bao con người đã hy sinh cuộc sống
riêng tư, cuộc sống gia đình để xung phong chống dịch. Hình ảnh Bác sỹ, y tá
nằm ngủ ngay trên hành lang vì quá mệt khi suốt đêm thức trắng để chữa trị cho
bệnh nhân; anh công an gục xuống vì kiệt sức; những người lính phải vào rừng để
nhường doanh trại cho người dân cách ly, những tấm lòng hảo tâm ủng hộ tiền
của, vật chất để chống dịch.... Họ chỉ mong góp một phần nhỏ bé của mình vào
việc chống dịch để xã hội bình yên.
Bộ đội lập lán để ở nhường chỗ cho
công dân về cách ly
Nhưng tiếc thay, ở đâu đó vẫn có những con người không nếm mùi vất vả họ
vẫn ngang nhiên thách thức pháp luật, quy định xã hội, bỏ ngoài tai những
khuyến cáo của chính quyền, Bộ y tế để phòng chống dịch. Những hành động của linh mục Nguyên Xuân Hóa là vô trách nhiệm với xã hội, có thể đẩy bao nhiêu
công sức mồ hôi của nhân dân ta xuống sông, xuống biển, cần phải lên án và có
những biện pháp xử lý cứng rắn để đem lại an toàn cho toàn xã hội.Vì vậy, nếu
không thể đóng góp công sức gì cho đất nước thì đừng có phá hoại.
Khúc Ngọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét