Thứ Ba, 6 tháng 12, 2016

Không thể “phi chính trị hóa” quân đội

Để xoá bỏ các nước xã hội chủ nghĩa, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã dùng chiến lược “diễn biến hoà bình”, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, chính trị tư tưởng, văn hoá; tấn công vào nhiều lực lượng, trong đó quân đội được xác định là đối tượng trọng điểm. Thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với quân đội các nước XHCN, chúng thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa quân đội.

Thực chất của quan điểm “phi chính trị hóa quân đội là tước bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, vô hiệu hóa quân đội, làm cho Quân đội ta đứng ngoài chính trị, mất phương hướng chính trị và mục tiêu, lí tưởng chiến đấu, xa rời bản chất giai cấp công nhân, dẫn đến suy yếu về chính trị, tiến tới quân đội “tự diễn biến” và bị “vô hiệu hóa”. Từ đó đi đến thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội ta.
Chủ nghĩa Mác-Lênin đã khẳng định, quân đội là một hiện tượng chính trị-xã hội, công cụ bạo lực của một giai cấp, một nhà nước nhất định nhằm mục đích phục vụ lợi ích của giai cấp, nhà nước đã tổ chức và nuôi dưỡng nó. Lịch sử loài người từ khi phân chia giai cấp và có đối kháng giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các giai cấp. Cuộc đấu tranh giai cấp phát triển đến một trình độ nhất định thì chuyển từ đấu tranh về kinh tế sang đấu tranh về chính trị, đặt ra vấn đề giành và giữ chính quyền. Muốn giành được chính quyền từ tay giai cấp tư sản, thì giai cấp công nhân phải sử dụng bạo lực cách mạng để làm cuộc cách mạng xã hội.
Bước sang thời kì chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản càng bộc lộ bản chất hiếu chiến xâm lược. Chúng tổ chức quân đội, nhà tù, cảnh sát để đàn áp giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Lênin khẳng định: giai cấp vô sản cần phải có tổ chức quân sự mạnh để làm nòng cốt cho cách mạng vô sản và tổ chức quân sự đó chính là quân đội. Người viết: “Nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà nước vô sản không thể bằng còn đường “tiêu vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách mạng bạo lực thôi”. Không có bạo lực cách mạng thì giai cấp vô sản không thể chiến thắng được. Không có bạo lực cách mạng, giai cấp thống trị nếu nó muốn thống trị và nếu nó thực sự thống trị thì nó cũng phải thể hiện điều đó bằng tổ chức quân sự của nó và Lênin nhấn mạnh: một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nó tự bảo vệ.   
Sở dĩ giai cấp vô sản phải dùng bạo lực là bắt nguồn từ phía kẻ thù và vì một nền hoà bình thực sự. Lênin đã chỉ rõ: “đối diện với chúng ta vẫn là một lực lượng quân sự thực sự to lớn, được vũ trang từ đầu đến chân: đó là tất cả những cường quốc mạnh nhất trên thế giới”. Bạo lực cách mạng của giai cấp vô sản phải sử dụng là để trấn áp sự phản kháng của kẻ thù, bạo lực đó bắt nguồn từ nhân dân và nhằm giành, giữ, bảo vệ chế độ dân chủ cho nhân dân, làm sao cho cuộc cách mạng ít đổ máu nhất mà vẫn giành và giữ được chính quyền, chứ không phải để đàn áp nhân dân, không phải là những người “mê say” bạo lực như kẻ thù tuyên truyền và xuyên tạc, biện hộ cho kiểu tự do dân chủ vô chính phủ và sự phản bội của chúng.
Như vậy, để giành và giữ chính quyền, giai cấp vô sản phải luôn luôn nắm vững bạo lực cách mạng, dùng bạo lực ấy đập tan nhà nước tư sản, thiết lập Nhà nước của mình và bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng xã hội mới. Giai cấp vô sản dùng bạo lực là một tất yếu khách quan, là quy luật trong cách mạng vô sản.
Mặt khác, chiến tranh bao giờ cũng là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn khác, thủ đoạn bạo lực. Lênin khẳng định: “chiến tranh chỉ là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác. Trong mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị thì chính trị là mục đích còn chiến tranh là công cụ, phương tiện. Để đạt được mục đích chính trị thì cần phải có công cụ mạnh, công cụ đó chính là quân đội. Quân đội bao giờ cũng là quân đội của một giai cấp, một nhà nước nhất định; do một giai cấp, một nhà nước tổ chức ra nuôi dưỡng và sử dụng nó vào mục đích chính trị. Quân đội là công cụ thực hiện mục tiêu, ý đồ chính trị của một giai cấp, một nhà nước. Không có quân đội nào đứng ngoài chính trị. Do đó quân đội nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của giai cấp và mang bản chất giai cấp đã tổ chức ra nó. Vì vậy, quân đội của giai cấp vô sản thì phải do chính Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo là tất yếu khách quan. 
Quân đội của giai cấp tư sản cũng không nằm ngoài quy luật đó. Nhưng trái ngược hoàn toàn với quân đội của giai cấp vô sản, quân đội của giai cấp tư sản do giai cấp tư sản tổ chức và lãnh đạo, là quân đội mang bản chất tư hữu, bóc lột, quân đội đó nhằm bảo vệ quyền lợi cho thiểu số giai cấp bóc lột của giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản. Mục đích chiến đấu duy nhất của chúng là vì tiền; đó là thứ quân đội quân đánh thuê cho giai cấp tư sản, là đội quân xâm lược. Với bản chất hiếu chiến, xâm lược, chúng không từ một thủ đoạn nham hiểm, thâm độc nào nhằm lật đổ các nước không tuân theo cây gậy chỉ huy của chủ nghĩa đế quốc. Vậy có dám “phi chính trị hóa quân đội” của chúng không? Chắc chắn ngàn lần chúng không dám làm điều đó. Bởi nếu “phi chính trị hóa quân đội” thì giai cấp tư sản lấy ai phục vụ cho mục tiêu, ý đồ xâm lược của chúng?
Vì vậy, dù chúng cố chứng minh, quân đội là một hiện tượng vĩnh viễn, “trung lập về chính trị”, “phi giai cấp”, là tổ chức “ngoài giai cấp”, có nhiệm vụ thực hiện những chức năng “cộng đồng quốc gia”, phục vụ lợi ích toàn nhân dân; hay quân đội là một tổ chức “nhân dân” đặc biệt, dường như đứng ngoài chính trị đi nữa. Thực chất là chúng muốn che dấu bản chất giai cấp của quân đội, tách rời quân đội với hệ thống chính trị với giai cấp. Thậm chí chúng còn muốn đánh ngang bằng quân đội của các nước tư bản, đế quốc với quân đội vô sản, hòng lừa bịp nhân dân và lừa bịp chính quân đội của chúng./.
V/T


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét