Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2020
NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM
Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020
Nhận diện “tự diễn biến” do bị kích động, lôi kéo
Một trong những nguyên nhân dẫn đến “tự
diễn biến” trong tổ chức Đảng được Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ ra là:
“Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để
nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội
bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”. Thế nên, để phòng, chống sự
kích động, lôi kéo từ bên ngoài, nâng cao "sức đề kháng", để không bị
cuốn vào vòng xoáy và "miễn dịch" trước “cơn bão” thông tin cùng
những vi rút độc hại thì rất cần những giải pháp hữu hiệu.
Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020
Âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch dưới chiêu bài dân chủ, nhân quyền
Hằng năm nhiều thế lực thù địch lại tự cho mình cái quyền công bố báo cáo
thường niên về tình hình nhân quyền và tự do tôn giáo ở các nước trên thế giới.
Nhiều cá nhân thiếu thiện chí luôn có những “phán xét chỉ trích”, nói đúng hơn
là xuyên tạc, phủ nhận những thành tựu quan trọng về dân chủ, nhân quyền ở Việt
Nam.
Nhận diện cách mạng màu
Có
thể hiểu Cách mạng màu là các cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương pháp bất
bạo động giữa những kẻ ủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài.
Những kẻ chủ mưu giương ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các
cuộc biểu tình tuần hành khiến đời sống xã hội bị tê liệt, Chính phủ dần mất
kiểm soát xã hội. Khi những cuộc biểu tình tác động xấu đến đời sống xã hội và
sự điều hành của Chính phủ ở mức độ nào đó, sẽ xuất hiện các thế lực bên ngoài
thông qua các tổ chức phi chính phủ, thậm chí Chính phủ của một quốc gia khác
lên tiếng ủng hộ. Từ đây, xung đột giữa người dân và chính quyền ngày càng đẩy
lên và rồi hậu quả của nó là rất nặng nề.
Thứ Tư, 17 tháng 6, 2020
Những thủ đoạn tinh vi của các thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng Việt Nam
Thời gian gần đây thủ
đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam ngày càng trở nên nguy
hiểm, được che đậy, bao bọc một cách tinh vi, làm cho người ta tin và làm theo.
Vỏ bọc che đậy cho các hành vi, thủ đoạn xấu xa mà các thế lực thù địch thường
dựa vào là các chiêu bài "nhân quyền", "dân chủ", "tự
do", nhất là tự do tín ngưỡng, tôn giáo; những vấn đề do lịch sử để lại;
những khó khăn trong đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc; hay
thiếu sót trong việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi,
trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ở các địa phương; những đặc
điểm về văn hoá, đời sống tâm lý, tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân các dân tộc
thiểu số...
Thứ Tư, 10 tháng 6, 2020
Đừng trở thành người vô tình phát tán luồng gió độc
Thời gian gần đây không ít người đã để cho facebook cá
nhân, blog của mình trở thành nơi phát tán những luồng gió độc, gây hại cho xã
hội và cộng đồng...
Với tư cách là một trang ghi chép cá nhân trên internet,
việc tạo lập dễ dàng, miễn phí, có thể đưa được nhiều bài, ảnh, phim, nhạc, tạo
diễn đàn... facebook cá nhân, blog có sức hút rất lớn đối với đông đảo bạn đọc
trên internet.
Thứ Hai, 8 tháng 6, 2020
Chống tư tưởng bảo thủ trì trệ
Theo Đại từ
điển Tiếng Việt, bảo thủ được hiểu là "duy trì cái cũ, cái hiện tồn, không
muốn tiếp nhận cái mới".
Còn theo cách hiểu thông thường, bảo thủ là duy
trì cái cũ, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, lạc hậu; không chịu tiếp thu cái
mới, cái hay, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới trong mọi
lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế-xã hội... Trên thực tế những biểu hiện
của tư tưởng bảo thủ được thể hiện, bộc lộ dưới rất nhiều dạng, nhiều khía
cạnh. Có những biểu hiện chỉ thoáng qua người ta đã biết, nhưng có những biểu
hiện không phải ai cũng dễ nhận ra, do đó việc nhận diện đúng tư tưởng bảo thủ
để đấu tranh khắc phục là việc làm cần thiết. Tại Nghị quyết số 04-NQ/TW về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" trong nội bộ, Đảng ta cũng chỉ rõ “bảo thủ” là một
trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị.
Tác hại mà tư tưởng bảo thủ gây ra
với mỗi tập thể, mỗi xã hội là rất rõ ràng. Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ
càng lớn khi nó được áp đặt vào người khác, áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất
nguy hại nếu người mang tư tưởng bảo thủ giữ chức vụ cao, nhất là những người
giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Nhận thức rõ
những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng bảo thủ, trong suốt quá trình lãnh đạo
đất nước, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đặc biệt đến việc đấu
tranh ngăn chặn tư tưởng bảo thủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tư tưởng bảo
thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi. Muốn tiến
bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”. Trong nhiều bài viết, bài
nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích rõ tác hại của tư tưởng bảo thủ. Người
ví nó như sợ dây trói buộc, ngăn cản sự tiến bộ của con người, ngăn cản sự phát
triển của tập thể.
Trên thực tế vẫn có rất nhiều
người đang cố thủ trong các vỏ bao bọc của lề thói cũ, tư duy và chủ nghĩa kinh
nghiệm. Vấn đề này cũng đã được Đảng ta chỉ rõ trong nhiều văn kiện. Ngoài
những yếu tố khách quan như tàn dư của chế độ phong kiến, thực dân; ảnh hưởng
của cơ chế quan liêu bao cấp một thời; là sự khắc nghiệt của điều kiện tự
nhiên... chúng ta cần phải thấy một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến
căn bệnh bảo thủ là do nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân
còn hạn chế. Do chưa nhận thức rõ vấn đề và những đòi hỏi từ thực tế nên chúng
ta đã chậm đổi mới trong cả tư duy và hành động; giáo dục và đào tạo không bắt
kịp với xu thế phát triển của thời đại... Từ thực trạng tình hình, Đảng ta đã
nhận rõ đổi mới tư duy là quy luật tất yếu của cách mạng, của công cuộc đổi
mới. Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta khẳng định
rằng: "Chỉ có đổi mới tư duy thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy
hết những nhân tố mới để phát huy, những sai lầm để sửa chữa"... Chính sự
quyết tâm đấu tranh với tư tưởng bảo thủ, đổi mới mạnh mẽ, toàn diện đất nước
mà chúng ta có được những bước tiến dài như ngày hôm nay. Có thể khẳng định,
hơn ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp
phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước
và nhân dân ta.
Trước những đòi hỏi mới của tình
hình, nhất là ở thời Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cái mới, cái tiến bộ
không ngừng nảy sinh phủ định cái cũ, cái lạc hậu và chính sự ra đời của cái
mới, sự triệt tiêu của cái cũ giúp cuộc sống của chúng ta không ngừng vận động,
phát triển, thì cuộc đấu tranh ngăn chặn và đẩy lùi tư tưởng bảo thủ, không
ngừng đổi mới, sáng tạo càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chủ tịch Hồ Chí
Minh cũng đã chỉ rõ: “Phải biết rằng tình hình khách quan thay đổi hàng giờ
hàng phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu
ta không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng hành vi của ta để bỏ đi những cái
quá thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ không theo kịp tình hình, ta sẽ bị bỏ rơi,
bị các bạn tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt đi trước... Không chịu tự phê bình,
không chỉ trích thì không bao giờ tấn tới được. Tuy nhiên, đổi mới không có
nghĩa là chúng ta phủ định sạch trơn cái ra đời trước, kinh nghiệm của những
người đi trước. Nhưng nếu chúng ta cứ bình chân nằm ôm khư khư đống kinh nghiệm
ấy mà không tìm tòi, đổi mới, sáng tạo thì nhất định chúng ta sẽ tụt hậu, đặc
biệt trong xã hội hiện đại, khoa học, công nghệ phát triển như vũ bão, tri thức
mới không ngừng ra đời như hiện nay
Bảo thủ là một
tư tưởng đã ăn sâu, bám rễ, trở thành thuộc tính cố hữu trong cách nghĩ, cách
làm và tư duy của cán bộ, đảng viên và người dân. Mặt khác, phản ứng lại sự tấn
công của cái mới, cái tiến bộ vốn là thuộc tính của tư tưởng bảo thủ. Để bảo vệ
mình, người mang tư tưởng bảo thủ luôn tìm ra đủ phương cách. Do đó đấu tranh
khắc phục tư tưởng bảo thủ không phải là công việc đơn giản và dễ thực hiện
trong một sớm một chiều. Muốn chữa trị căn bệnh bảo thủ, chúng ta phải có quyết
tâm cao, kiên trì tiến hành đồng bộ, thường xuyên, liên tục, bằng nhiều giải
pháp.
Thực tế cho thấy tình trạng mang
nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, không mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm ở một bộ phận cán bộ, đảng viên đang là lực cản lớn đối với quá
trình phát triển của đất nước ta. Để khắc phục tình trạng ấy, chúng ta cần phải
đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục. Thực tế đã chứng minh tuyên
truyền, giáo dục là một trong những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi căn
bệnh bảo thủ. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta phải tăng cường tuyên
truyền, giáo dục trong các cơ quan, đơn vị, trường học; nêu cao tính tiên
phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là của cơ quan cấp trên, cán
bộ chủ trì các cơ quan, đơn vị, bởi những người này mang nặng tư tưởng bảo thủ
thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tập thể. Cùng với đó, chúng ta phải bảo vệ nhân tố
mới, cổ vũ tư tưởng đổi mới, tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm;
tính linh hoạt, sáng tạo cả trong tư duy và hành động. Việc tuyên truyền, giáo
dục, nâng cao nhận thức để chống tư tưởng bảo thủ phải được xác định là việc
làm thường xuyên, liên tục, ở mọi cấp, mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề, mọi lứa
tuổi, đối tượng... Đối với từng nhóm đối tượng phải lựa chọn nội dung, hình
thức và biện pháp tuyên truyền sao cho phù hợp, hiệu quả, trong đó cần nêu cao
vai trò của báo chí, truyền thông. Thực tế cho thấy, với bất cứ một nền kinh
tế-xã hội nào muốn duy trì sự tồn tại và phát triển cần phải có một nguồn lực
nhất định, trong đó nguồn lực quan trọng và quyết định nhất là con người. Do
vậy, để đẩy lùi căn bệnh bảo thủ, chúng ta cần nâng cao trình độ dân trí. Muốn
nâng cao trình độ nhận thức, nâng cao dân trí thì không có cách nào khác là
phải đầu tư cho giáo dục và đào tạo, hay nói cách khác là đầu tư cho con người.
Trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên, trình độ dân trí được nâng cao, sẽ
giúp chúng ta từng bước hạn chế và đi đến xóa bỏ được tư tưởng bảo thủ, trì trệ
cả trong tư duy và hành động./.
NVT
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)